Teya Salat
Ledacdam.wapgem.com
Thin
Chào mừng Lễ hội đền Lộng Khê Ngày 23 tháng 4 năm 2012
Lễ hội Lộng Khê được tổ chức vào cuối tháng 3 âm lịch hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và Thái úy Lý Thường Kiệt. Hiện nay, lễ hội vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo như múa Bát dật, tục đốt cây đình liệu.   Hàng năm, cứ vào dịp tháng 3 âm lịch, người dân Lộng Khê lại nô nức mở hội, tái hiện lại các hoạt động văn hóa hấp dẫn và đặc sắc. Làng Lộng Khê, hay còn gọi là làng Nhống, nay thuộc xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vào thời Lý, đây được coi là “tứ cố cảnh” (4 cảnh đẹp) của huyện Phụ Dực. Lễ hội tưởng nhớ 2 nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc thế kỷ XI là Thái úy Lý Thường Kiệt (người được suy tôn là bản cảnh thành hoàng của làng) và Quốc sư Dương Không Lộ (người có công giúp dân làng khai hoang trị thủy). Chính hội từ ngày 23 đến 25 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội, không thể thiếu các một số sinh hoạt văn hóa cổ truyền độc đáo của địa phương, như các điệu múa cổ: Bát dật, múa kéo chữ, hát ống, tục đốt cây đình liệu và rước đuốc quanh làng. Tiếc rằng, trải qua thời gian, hiện nay chỉ còn lưu lại được một số tục lệ, tiêu biểu nhất là múa bát dật và đốt cây đình liệu.

Hoilang0
Video ngay 18/03/2012 ledacdam
RUOC CAY DINH LIEU 1
RUOC CAY DINH LIEU 2
RUOC CAY DINH LIEU 3
Hoi lang1Hojlang3
Lễ hội Lộng khê không thể không có cây đình liệu. Thông thường chiều cao của cây là 16m, chiều đáy 1,4m. Dân làng làm thủ công. Trai tráng dựng cây đình liệu chứ không dùng máy móc. Đình liệu có nghĩa là bó đuốc lớn thắp ở sân, được dân làng ghép bằng hàng chục cây luồng khô. Cây được sơn màu đỏ, xung quanh cây có treo nhiều cờ hội, cờ thần. Cây đình liệu thể hiện ước mong vạn vật sinh sôi, khát vọng mùa màng của cư dân nông nghiệp. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian, cây đình liệu như là cầu nối giữa trời và đất, giữa người dân với các bậc thần linh.   Người dân hò nhau dựng cây đình liệu    “ Chưa có vùng nào của đất nước làm được cây đình liệu to như thế. Cao đến hơn 17m và có 21 bậc. Cái ý thức này của các cụ rất giỏi đã nghĩ đến sinh lão bệnh tử sinh. Cây đình liệu gắn với ước vọng của sự sống, với mong muốn được mùa’, Giáo sư Trần Lâm Biền nói. Lễ hội rã đám khi đốt cây đình liệu vào đêm 24/3. Dân làng Lộng Khê mỗi người cầm một cây đuốc, nườm nượp kéo về vây quanh cây đình liệu. Một bậc cao niên được dân làng tín nhiệm, thay mặt nhân dân làm lễ tế nhắc nhớ công lao vị thánh tổ của làng. Và bậc cao niên ấy cũng là người lấy ngọn lửa thiêng từ trong hậu cung để đốt cây đình liệu. Mọi người nín thở chờ đợi ngọn lửa leo nhanh đến ngọn. Và rồi, trên ngọn cây đình liệu, một luồng lửa bừng lên trong tiếng nổ lốp bốp của tre luồng, pháo hoa và tiếng hò reo của những người đi hội. Dân làng truyền tay nhau châm đuốc và rước đuốc quanh làng… Trước cửa thánh, cây đình liệu vẫn bừng cháy sáng rực một vùng. Lòng người ngập tràn một niềm vui khó tả, mỗi người cầu mong điều may mắn cho mình và cho mọi người một cuộc sống ấm no. GS. Trần Lâm Biền, cho biết thêm:   Kiểu thức đốt cây đình liệu hoặc đốt 1 đống củi để rồi con người niệm cầu. Nó mang 1 ý nghĩa rất lớn. Suy cho cùng, lễ hội này là 1 lễ hội cầu của người dân thưở xưa. Và rất may mắn là làng này còn lưu giữ được   Cây đình liệu cháy sáng, mang theo ước vọng của người dân Hội làng Lộng Khê nổi tiếng nhất là điệu múa Bát dật, mà theo tương truyền đã có cách đây 700 năm. Đây là một điệu múa cổ chỉ gắn với nghi lễ trong một hội, gắn với truyền thuyết về vị thần của làng. Múa bát dật hay còn gọi là “Bát dật vũ ư đình” - một điệu múa mừng, múa ở đình trung để chúc thánh. Theo các cụ nghệ nhân ở đây và theo Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam: thủy tổ của múa Bát dật là múa ở cung đình, gồm 64 thiếu nữ chia làm 8 hàng, mỗi hàng 8 người. Khi Bát dật về đến Lộng Khê đã được giản lược, chỉ còn 4 hàng với 16 người thiếu nữ. Điệu múa này có 6 lớp múa chính là: Bát dật, xe chỉ guộn tơ, múa tiên, múa hoa hồi, múa bát môn, múa bát giác và nghi thức lễ thánh. Tuổi của người múa từ 13 đến 18, đầu đội mũ kiểu trên có 3 ngọn đèn đỏ, cổ đeo xiêm, mặc áo năm thân màu đào, chân đi hài, tay cầm quạt. Theo nhịp trống phách và bài chúc tụng cổ điển, điệu múa ca ngợi chiến thắng, cảnh thái bình và những động tác gắn với nghề nông trang của các cô thôn nữ.     Múa Bá́t dật - điệu múa cổ độc đáo riêng có của Lộng Khê   Các làn điệu nhạc đệm, động tác múa, trang phục của Múa Bát dật phù hợp với sân khấu chèo cổ. Có lẽ bởi vậy, điệu múa cung đình này đã nhanh chóng gần gũi, được truyền dạy và tồn tại trong sinh hoạt văn hóa của người dân Lộng Khê cho đến ngày nay. Người dân Lộng Khê hòa mình vào điệu múa, làm vơi bớt đi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống hàng ngày, tạo động lực thúc đẩy sản xuất và tạo niềm tin vào cuộc sống. Ngoài đội múa gồm 16 cô gái trẻ, hiện nay ở Lộng Khê còn có đội múa cao tuổi. Họ là những người truyền dạy, lưu giữ lại điệu múa độc đáo này cho các thế hệ sau. Gìn giữ và phát huy những nét đẹp của điệu múa Bát dật – một loại hình diễn xướng dân gian cổ truyền không chỉ nỗ lực của các ngành chức năng, mà còn là nguyện vọng của nhân dân Lộng Khê. Lễ hội làng Lộng Khê mang đậm đặc trưng của một lễ hội nông nghiệp với nhiều giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo. Thể hiện mong muốn của người nông dân được giao hòa với trời đất, ước vọng vươn tới cuộc sống ấm no. Đó chính là vốn cổ vô cùng quý báu đòi hỏi các thế hệ người Lộng Khê và những người làm công tác văn hóa phải quan tâm, bảo tồn và phát huy các gía trị của nó trong cuộc sống đương đại.
Admin : Lê Đắc Đảm
TRANG CHU